Theốinayngắmhànhtinhmàulamtronghệmặttrờigầntráiđấtnhấtnăvali miao Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tối 13.11, sao Thiên Vương sẽ ở vị trí xung đối. Theo đó, hành tinh màu lam này sẽ ở vị trí gần trái đất nhất và bề mặt của nó sẽ được mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm và có thể quan sát thấy suốt đêm.
"Đây là thời điểm tốt nhất để ngắm sao Thiên Vương. Do ở khoảng cách xa, nó sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng một chấm nhỏ màu xanh lục lam trong tất cả các kính thiên văn", HAS nói thêm.
Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cũng cho biết đây là hiện tượng thiên văn đáng chú ý trong năm 2023. VACA thông tin, dù về lý thuyết, nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng chỉ là một chấm nhỏ mờ nhạt ngay cả ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng nhất. Do đó, giống như với sao Hải Vương, đây sẽ chỉ là sự kiện đáng chú ý với người quan sát sử dụng kính thiên văn.
Đam mê quan sát các hành tinh trên bầu trời, anh Tấn Hải (27 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) cho biết mình sẽ chuẩn bị kính thiên văn để quan sát hành tinh này. Với anh, dù sao Thiên Vương khó quan sát hơn một số hành tinh khác trong hệ mặt trời, khi khoảng cách xa, nhưng việc chiêm ngưỡng nó tại thời điểm gần trái đất nhất 2023 cũng là một điều thú vị.
"Lần trước, mình có ngắm sao Mộc. Hy vọng lần này, thời tiết lý tưởng để quan sát sao Thiên Vương. Thực ra quan sát phải dùng kính thiên văn, nếu quan sát bằng mắt thường cũng khó để thấy được sự khác biệt", anh nói thêm.
Sau sự kiện này, người yêu thiên văn Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Leonids. đạt cực đại vào đêm 17, rạng sáng 18.11. Lúc này, trăng lưỡi liềm sẽ lặn trước nửa đêm để lại bầu trời tối đen cho buổi trình diễn tuyệt vời vào sáng sớm. Người xem quan sát tốt nhất từ một địa điểm tối sau nửa đêm. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Sư Tử, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Sao Thiên Vương, hành tinh thứ 7 tính từ mặt trời do nhà thiên văn học William Herschel khám phá, thường ít được nhắc đến nhưng nó mang những đặc điểm kỳ lạ mà không hành tinh nào trong hệ mặt trời có được.
Hành tinh này được đặt tên theo vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ Uranus. Đây là hành tinh duy nhất lấy tên theo một vị thần trong thần thoại Hy Lạp thay vì thần thoại La Mã.